Tin tức

Cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh đúng và an toàn

Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Các mẹ cần tìm hiểu rõ cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh cũng như một số lưu ý quan trọng cần biết. Đồng thời chị em cũng nên cập nhật những lợi ích thiết thực của phương pháp này khi thực hiện cho bé.
Vì sao phải quấn khăn cho bé sơ sinh?
  • Khi ở trong bụng, thân nhiệt của bé sẽ luôn cao hơn của mẹ khoảng từ 0.5 – 1 độ. Sau khi sinh nhiệt độ đột ngột thay đổi, nó giảm xuống so với trong bụng mẹ nên sẽ làm bé bị lạnh. Việc quấn khăn sẽ đảm bảo bé được giữ ấm và không bị sốc nhiệt.
  • Không gian ở trong tử cung mẹ rất hẹp bé đã quen với tình trạng cọ xát, có áp lực. Khi ra ngoài môi trường quá rộng rãi sẽ khiến bé mất đi cảm giác an toàn. Lúc này việc quấn khăn sẽ giúp trấn an, xoa dịu bé.
  • Phương pháp này sẽ giúp bé mới sinh không bị giật mình, thức giấc, không tự cào vào mặt. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho biết việc quấn khăn sẽ giảm được nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh.
  • Còn đối với mẹ, việc quấn khăn sẽ giúp bế ẵm bé dễ dàng hơn, nhất là với những người mới làm mẹ lần đầu. Đồng thời dễ cho bé bú, cũng như giúp bạn cảm thấy yên lòng hơn khi bé được ủ ấm, ngủ ngon giấc.
Chi tiết các bước trong cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh
Chắc hẳn khi lần đầu làm mẹ, bạn sẽ khá lóng ngóng trong việc chăm sóc hay quấn khăn, tã cho bé. Tuy nhiên, thực tế việc quấn khăn cho bé không quá khó như bạn nghĩ. Chỉ cần bạn thực hiện theo đúng các bước dưới đây:
  • Bước 1: Chuẩn bị một chiếc khăn mềm mại, sạch sẽ. Lưu ý khăn quấn bé sơ sinh phải được làm bằng chất liệu cotton an toàn, có kích thước vuông ít nhất khoảng 70 x 70 cm.
  • Bước 2: Cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh đúng nhất là phải trải khăn theo dạng hình thoi trên mặt phẳng, ngay trước mặt mẹ.
  • Bước 3: Gập góc khăn cao nhất của hình thoi vào khoảng 20cm giữa tấm khăn. Mẹ có thể điều chỉnh góc gấp tùy theo kích thước của bé.
  • Bước 4: Mẹ đặt trẻ vào giữa khăn sao cho lưng và cổ đè lên nếp gấp.
  • Bước 5: Đặt tay phải của con xuôi theo cơ thể, khuỷu tay hơi cong. Rồi kéo góc trái tấm khăn phủ chéo lên trên. Mẹ nhớ nâng tay trái của bé rồi vòng khăn qua tay, xuống đến lưng và gài lại.
  • Bước 6: Gập phần khăn còn lại lên trên bao bọc toàn bộ cơ thể trẻ và cố định vị trí khăn.
Những lưu ý quan trọng khi quấn khăn cho trẻ
Với các bước đơn giản trên thì mẹ sẽ nhanh chóng thành thạo việc quấn khăn cho bé yêu. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thoải mái, an toàn, mẹ cần nhớ một số lưu ý quan trọng dưới đây:
  • Thực hiện đúng kỹ thuật cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh sẽ để phần hông và chân của bé vẫn cử động được.
  • Không quấn quá chặt sẽ là bé khó khăn trong việc cử động, cảm thấy khó chịu, bức bí.
  • Không quấn quá lỏng sẽ khiến trẻ không nằm yên, không ngon giấc.
  • Thường xuyên kiểm tra cơ thể bé, nếu đổ quá nhiều mồ hôi thì mẹ nên tháo khăn rồi quấn lại.
  • Không quấn cả phần đầu và mặt của bé tránh gây ngột ngạt, khó thở.
  • Không để trẻ lăn qua, lăn lại trong khi quấn.
  • Khăn quấn bé phải mềm mại, không quá dày và có kích thước phù hợp với cơ thể.
  • Ban đêm bạn không nên quấn khăn cho bé.
  • Khăn quấn bé sơ sinh mùa hè nên chọn loại mỏng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
Thời gian nên quấn khăn cho bé
Một câu hỏi nữa mà rất nhiều mẹ thắc mắc đó là khi nào thì nên ngừng quấn khăn cho bé. Thực tế thì sẽ không có mức thời gian cụ thể, mà tùy vào mỗi bé có sự phát triển khác nhau mà mẹ quan sát để tự điều chỉnh.
Rất nhiều chuyên gia cho rằng việc quấn khăn nên ngừng lại khi bé được khoảng 2 tháng tuổi. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng phải đến khi bé 6 tháng thì mẹ mới nên ngừng làm việc này.
Nhìn chung, mẹ lưu ý là việc quấn khăn cả người chỉ nên thực hiện khi bé ở độ tuổi 0 – 3 tháng. Đến tháng thứ 3 trở đi, bé chỉ thích được quấn từ eo trở xuống để có thể cử động. Khi bé biết lật quấn khăn còn giúp giữ cho bé có tư thế nằm ngửa lúc ngủ.

Các tin liên quan